16/01/2024
GIỚI THIỆU SÁCH PHÒNG THƯ VIỆN THÁNG 01 TUẦN 2 NĂM 2024
Giới thiệu sách tháng 01 năm 2024
BÀI GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 01/2024
Kính thưa quý thầy cô giáo cùng toàn thể các
bạn học sinh thân mến!
GIỚI
THIỆU 3 QUYỂN SÁCH: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
Trong nghiên cứu khoa học, chúng ta thấy rằng,
bất cứ một sự kiện, hiện tượng nào xảy ra đều mang tính chất địa phương, bởi nó
gần với một vị trí không gian cụ thể ở một hoặc một số địa phương nhất định.
Tuy nhiên những sự kiện, hiện tượng đó có tính chất, quy mô, mức độ ảnh hưởng khác
nhau. Có những sự kiện, hiện tượng chỉ có tác dụng, ảnh hưởng ở một phạm vi nhỏ
hẹp của địa phương, nhưng có những sự kiện, hiện tượng xảy ra có mức độ ảnh hưởng
vượt khỏi không gian địa phương, mang ý nghĩa rộng đối với quốc gia, thậm chí đối
với cả thế giới. Chính vì vậy có những sự kiện lịch sử địa phương gắn liền với
lịch sử dân tộc hoặc rộng hơn là lịch sử thế giới. Không chỉ riêng các nhà sử học
chuyên nghiên cứu sâu về lịch sử, mỗi con người (ở mức độ khác nhau) đều có nhu
cầu tìm hiểu về cuộc sống và những hoạt động của chính mình ở những khoảng thời
gian và những vị trí không gian khác nhau. Tri thức lịch sử sẽ làm giàu thêm
tri thức của cuộc sống con người. Chính vì lẽ đó, sự am tường về lịch sử dân tộc
còn bao hàm cả sự hiểu biết cần thiết về lịch sử địa phương, hiểu biết về lịch
sử của chính miền quê, xứ sở, nơi chôn nhau cắt rốn của mình, hiểu rõ mối quan
hệ của lịch sử ở địa phương với lịch sử của dân tộc và rộng lớn là lịch sử thế
giới. -Dạy và học lịch sử địa phương Cà Mau có ý nghĩa quan trọng trong việc
góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục ở trường phổ thông trong tỉnh. Thông qua
việc học lịch sử địa phương, hoạt động của nhà trường có điều kiện để gắn liền
với xã hội, lý luận đi đôi với thực hành. Việc học lịch sử địa phương tỉnh nhà
còn bồi dưỡng cho các em học sinh những kỹ năng cần thiết trong việc vận dụng
tri thức lý thuyết vào thực tiễn đang đòi hỏi ở địa phương. Từ hoạt động thực
tiễn đó, các em thấy được sự phát triển đa dạng sinh động, phức tạp và thú vị của
lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc, thấy được nét độc đáo, đặc thù của lịch
sử địa phương tỉnh nhà, song vẫn tuân theo qui luật phát triển chung của lịch sử
dân tộc và lịch sử nhân loại. Hoạt động học tập nghiên cứu lịch sử địa phương tỉnh
nhà sẽ như nhịp cầu nối tình cảm của nhà trường với nhân dân địa phương trong tỉnh,
cũng là biện pháp để khai thác sức sáng tạo tiềm tàng của nhân dân địa phương.
Nguồn tài liệu lịch sử địa phương, với những loại hình đa dạng phong phú, sinh
động là cơ sở cho việc tạo những biểu tượng lịch sử và hiểu sâu sắc các khái niệm,
các sự kiện, hiện tượng ở bài học lịch sử. Tri thứclịchsửđịaphương.
Mời quý Thầy, cô
và các em học sinh đến thư viện trường THCS Thới Phong để tìm đọc bộ sách này nhé.
Xin trân trọng cảm ơn! Chúc các em chăm ngoan
học giỏi.
Tác giả: Trần Thanh Tâm