MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH
Để đạt được mục tiêu của chương trình giáo dục mới hiện nay, vấn đề đổi mới kiểm tra đánh giá (KTĐG) có vai trò vô cùng quan trọng. Đánh giá không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng, định hướng và điều chỉnh hoạt động của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy.  Theo tinh thần của thông tư26/2020/TT-BGDĐT và TT 22/2021/TT-BGDĐTsẽ được áp dụng từ năm học 2023 - 2024 đối với cấp THCS. Theo định hướng “đánh giá tiếp cận năng lực” thì các bài kiểm tra đa dạng trong suốt quá trình học tập. Nhấn mạnh sự hợp tác; quan tâm đến đến phương pháp học tập, phương pháp rèn luyện của học sinh; chú trọng vào quá trình tạo ra sản phẩm, chú ý đến ý tưởng sáng tạo, đến các chi tiết của sản phẩm để nhận xét; tập trung vào năng lực thực tế và sáng tạo; Giáo viên và học sinh chủ động trong đánh giá; khuyến khích tự đánh giá và đánh giá chéo của học sinh; Đánh giá phẩm chất của học sinh toàn diện, chú trọng đến năng lực cá nhân, khuyến khích học sinh thể hiện cá tính và năng lực bản thân.

Trong những năm qua, từ sự chỉ đạo của BGH nhà trường, các thầy cô đã từng bước thay đổi trong cả phương pháp dạy học và cả pp KTĐG. Chúng tôi đã thay đổi đa dạng các dạng bài kiểm tra thường xuyên. Có thể kiểm tra qua các sản phẩm dự án, bài thực hành, có thể kiểm tra trong quá trình học tập, cũng có thể cho học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.

 Trước hết, GV phải phân tích kĩ chuẩn KT-KN của từng bài, từng chương, từng nhóm đối tượng HS. Từ đó lựa chọn phương pháp dạy học và xác định rõ mục đích đánh giá, chọn lựa công cụ đánh giá cho phù hợp. 

 Lựa chọn loại bài tập cho đánh giá phải gần với hiện thực cuộc sống của HS, tương tự như các hoạt động học tập trên lớp mà không gây áp lực.

 Sử dụng các công cụ đánh giá khác nhau: có thể dạng tự luận ngắn, dạng tự luận mở rộng, trắc nghiệm khách quan, chấm sản phẩm thực hành, dự án, theo cá nhân, nhóm, ... Bài tập phải tạo được hứng thú và khơi gợi các khả năng trí tuệ.

 Khi lựa chọn công cụ đánh rồi thì giáo viên phải xây dựng bộ tiêu chí đánh giá để học sinh nắm và thực hiện 1 cách tập trung có mục đích rỏ ràng. Đối với các dự án học tập: trong kế hoạch, GV phải đưa ra bộ tiêu chí cho HS có thể tự đánh giá lẫn nhau hoặc tiêu chí đánh gía của GV ở cuối dự án.

 GV cần phối hợp nhiều hình thức đánh giá trong lớp học, chú trọng đánh giá quá trình, đánh giá sự vận dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng của nhiều lĩnh vực/môn học vào giải quyết những nhiệm vụ thực tế.

 Thay vì kiểm tra lấy điểm miệng vào đầu giờ học và phần củng cố bài học như trước đây thì chúng tôi có thể đánh giá cho điểm trong quá trình học. Có thể cho điểm thông qua các lần phát biểu trong tiết học, có thể cho điểm theo nhóm hoặc cũng có thể tích lũy các lần phát biểu của HS, khuyến khích sự tiến bộ của mỗi HS để đánh giá thường xuyên, ...

 Tăng cường sử dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá: sử dụng các phần mềm, ứng  dụng để thẩm định các đặc tính đo lường của công cụ.

Mỗi giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng của KTĐG, chú trọng nghiên cứu, đổi mới phương thức phù hợp theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học cho Học sinh thì sẽ góp phần vào sự thành công trong việc thực hiện chương trình giáo dục năm 2018.

Tác giả: Bùi Minh Vương

2024 © TRƯỜNG THCS THỚI PHONG
Điện thoại: 0919607231
Email: c2thoiphong.pgddamdoi@camau.edu.vn
Địa chỉ: ấp Tân Phong A, xã Tạ An Khương Đông, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau

Đăng nhập hệ thống